News

Kiểm tra cập nhật thị trường

tien-dat-coc-thue-nha-co-lay-lai-duoc-khong

Tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không?

Tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không? Thời hạn có hiệu lực hợp đồng thuê nhà là khi nào? Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc trong đặt cọc thuê nhà. Đây là câu hỏi mà Thuê nhà Tân Bình nhận thấy khách hàng rất quan tâm, bài viết dưới đây của Thuê nhà Tân Bình sẽ giải đáp thắc mắc của khách hàng thông qua các thông tin chi tiết sau:

Tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không?

Anh Thanh (Tân Bình) có câu hỏi như sau: “Tháng rồi tôi có đặt cọc thuê nhà ở đường Cộng Hòa, Quận Tân Bình nhưng vì lý do cá nhân nên tôi chưa chuyển vào ở ngay mà đang ở chung với một người bạn của tôi. Cho tôi hỏi trường hợp này tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không? Thời hạn có hiệu lực hợp đồng thuê nhà là khi nào? Tôi cảm ơn Thuê nhà Tân Bình đã hỗ trợ.

Thuê nhà Tân Bình xin giải đáp đến anh Thanh như sau:

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tiền đặt cọc thuê nhà như sau:

“Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Căn cứ theo quy định trên thì tiền đặt cọc thuê nhà là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thuê nhà.

Trường hợp nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì sẽ phải trả lại tiền đặt cọc.

Do đó trường hợp anh Thanh đặt cọc tiền thuê nhà nhưng chưa chuyển vào ở mà từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì sẽ không lấy lại được tiền đặt cọc nếu như người thuê nhà từ chối giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

tien-dat-coc-thue-nha-co-lay-lai-duoc-khong

Tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc trong đặt cọc thuê nhà?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc như sau:

– Quyền:

+ Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc.

+ Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng.

+ Quyền khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

– Nghĩa vụ:

+ Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.

+ Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đật cọc.

+ Nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

tien-dat-coc-thue-nha-co-lay-lai-duoc-khong

Thời hạn có hiệu lực hợp đồng thuê nhà là khi nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà như sau:

Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với trường hợp thuê nhà thì hợp đồng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với giao dịch thuê nhà thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Như vậy, Thuê nhà Tân Bình đã giải đáp cụ thể cho khách hàng những câu hỏi: Tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không? Thời hạn có hiệu lực hợp đồng thuê nhà là khi nào? Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc trong đặt cọc thuê nhà.

Trường hợp khách hàng cần hỗ trợ thực hiện thêm những mẫu hợp đồng thuê nhà nguyên căn Tân Bình 2023 khác, vui lòng liên hệ Thuê nhà Tân Bình qua số hotline 0989.199.898 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Xem thêm bài viết: Cho thuê nhà có cần làm hợp đồng? Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng?

Xem thêm bài viết: Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà có mất tiền cọc không?

Xem thêm bài viết: Khi nào được chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn 2023?